Cùng với mái nhà, trần nhà không chỉ đơn thuần là không gian bên trên mà còn là yếu tố quyết định trường khí của cả ngôi nhà, ảnh hưởng đến sức khỏe và tài vận của gia chủ.
Tác dụng của trần nhà là che chắn các hệ thống kỹ thuật đi bên trên, vừa là bề mặt để bố trí hệ thống chiếu sáng, thông gió, điều hòa, báo cháy,… phục vụ cho công năng và nội thất của công trình. Chính vì thế, khi thiết kế nội thất, kiến trúc sư luôn chú trọng thiết kế trần nhà đảm bảo tốt các yêu cầu về công năng sử dụng và tính thẩm mỹ của mỗi công trình. Chính vì thế, các vật liệu làm trần nhà mà ngày càng được đa dạng với nhiều vật liệu cấu tạo khác nhau, mang lại sự thoải mái và đáp ứng được tính thẩm mỹ cho không gian nội thất bên trong phòng. Các loại vật liệu làm trần nhà hiện nay khá đa dạng và phong phú, đáp ứng phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ của nhiều công trình hiện nay. Cấu tạo các loại vật liệu làm trần nhà đẹp hiện nay bao gồm 4 loại phổ biến: trần nhựa, trần thạch cao, trần gỗ, trần kim loại.
Cùng chúng tôi tìm hiểu về đặc điểm, tính năng và ưu điểm của mỗi loại trần nhà này qua bài viết dưới đây.
1) TRẦN NHỰA
Trần nhựa là vật liệu được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong xây dựng hiện nay. Loại trần này có cấu tạo gồm các tấm mặt trần bằng nhựa rộng 250mm, chiều dài bất kỳ tới 6m ghép lại với nhau theo kiểu mộng âm dương. Các tấm trần được liên kết với hệ thống khung xương kim loại bằng vít hoặc keo rồi được treo lên kết cấu trần hoặc mái của công trình. Hệ thống khung xương kim loại sẽ giữ cho tấm trần khỏi võng và phẳng. Trần nhựa chịu được độ ẩm cao nên thường dùng cho các khu vực có hơi nước ( như phòng vệ sinh, nhà tắm,…)
Trần nhựa có ưu điểm là giá thành rẻ, thi công nhanh chóng, chống thấm nước và được nhiều người lựa chọn xây dựng cho gia đình mình. Các không gian trong phòng có thể được sử dụng trần nhựa bình thường để tạo nên vẻ đẹp, sự hoàn thiện cho nội thất. Trần nhựa cũng là một trong số các vật liệu làm trần nhà dễ dàng trong việc tạo nên tính thẩm mỹ cho không gian của trần. Bạn vẫn có thể dễ dàng tạo ra các mảng trần giật cấp với nhiều màu sắc khác nhau mang đến cho không gian nhà ở vẻ đẹp sang trọng, hoặc hiện đại như ý muốn. Hiện nay, các sản phẩm trần nhựa- vật liệu làm trần nhà được gia công ngày càng sắc sảo hơn, bạn sẽ có rất nhiều sự lựa chọn về mặt hình dáng, màu sắc và hoa văn cho tấm trần nhà. Đặc biệt, khi cùng kết hợp với hệ thống đèn điện, ánh sáng phù hợp với nhau mang lại hiệu quả sâu sắc và ấn tượng.
2) TRẦN THẠCH CAO
Trần thạch cao có cấu tạo gồm các tấm mặt trần bằng thạch cao kích thước 1500x2400mm dày 10mm được liên kết với hệ thống khung xương kim loại bằng vít hoặc keo rồi được treo lên kết cấu trần hoặc mái của công trình. Trần thạch cao có hai loại bao gồm: Loại xương chìm và loại xương nổi. Loại xương chìm là hệ khung xương kim loại được che khuất bởi tấm trần được liên kết với hệ khung xương bằng vít sau đó bề mặt tấm trần được bả bột bả và lăn sơn. Loại xương nổi là hệ khung xương kim loại được đặt lộ ra dưới mặt tấm trần. Trần thạch cao là một trong các vật liệu làm trần nhà có cấu tạo không mấy phức tạp, bộ phận liên kết với nhau khớp và chắc chắn. Việc thi công và lắp ghép các bộ phận cấu tạo trần thạch cao cũng trở nên đơn giản và dễ dàng hơn cả.
Hiện nay, vật liệu này thường được sử dụng phổ biến trong thiết kế, thi công và xây dựng các công trình dân dụng từ nhà lô phố, nhà biệt thự hiện đại, biệt thự tân cổ điển hay biệt thự cổ điển châu Âu. Tuy bền đẹp nhưng trần thạch cao rất kị nước. Cần chú ý nhất là đối với các ngôi nhà mái ngói, các ngôi nhà mái ngói, khi mưa gió có tạt lớn vào các khe ngói xuống trần, chỉ cần một ít nước nhỏ xuống là trần thạch cao sẽ bị ố vàng, rất xấu về mặt thẩm mỹ. Do đó, bạn nên đảm bảo rằng khu vực trần nhà cần thực sự khô ráo, không xảy ra bất cứ hiện tượng thấm dột, có nước nào xuất hiện tại đây. Như vậy mới đảm bảo được vẻ đẹp khi sử dụng trần thạch coa- một trong những loại vật liệu làm trần nhà đẹp và hiện đại nhất.
3) TRẦN GỖ
Trần gỗ có cấu tạo gồm các tấm mặt trần bằng gỗ dày được liên kết với hệ thống khung gỗ bằng đinh hoặc keo rồi được treo lên kết cấu trần hoặc mái của công trình. Mặt trần gỗ có nhiều hình thức và có cấu tạo như tấm lát sàn. Thông thường, trần gỗ ít được sử dụng với diện tích lớn, chỉ nên kết hợp cùng với các loại chất liệu khác để làm điểm nhấn nội thất công trình. Do đặc trưng về vật liệu thường sử dụng gỗ tự nhiên nên giá thành và chi phí lắp đặt trần gỗ cũng rất tốn kém. Tuy nhiên, hiện nay, có thể sử dụng trần gỗ nhân tạo cho vật liệu làm trần nhà thêm đẹp và đa dạng sự lựa chọn hơn cũng là cách để tận dụng được tối đa vẻ đẹp của loại vật liệu làm trần nhà như thế này.
Nên sử dụng vật liệu làm trần nhà bằng gỗ để trang trí, kết hợp cùng với các vật liệu làm trần khác vì nếu như bạn sử dụng toàn bộ không gian phòng (có diện tích lớn) với tấm trần bằng gỗ tự nhiên sẽ gây ra cảm giác nặng nề cho căn phòng. Do đó, chỉ nên sử dụng một không gian nhỏ để trang trí cho phòng thêm đẹp và ấn tượng hơn cả. Đa phần các công trình nội thất biệt thự phong cách cổ điển vương giả vẫn ưu tiên lắp đặt thi công trần nhà gỗ mang vẻ đẹp sang trọng quyền quý. Chủ yếu là sử dụng vật liệu gỗ làm trần nhà trong thiết kế nội thất phòng khách, nội thất phòng bếp ăn. Tuy nhiên, hiện nay cũng có nhiều nhà biệt thự cao cấp sử dụng kết hợp trần gỗ với các vật liệu khác khiến không gian bớt đi sự nặng nề.
Việc thiết kế trần nhà bằng gỗ cũng là một trong những cách giúp cho trần nhà che đi những khuyết điểm không đáng có như những vết nứt, vết gờ. Nếu gia chủ muốn độc đáo và sáng tạo hơn thì có thể sơn hoặc nhuộm màu gỗ.
Với việc sử dụng trần gỗ tự nhiên- vật liệu làm trần nhà đẹp được thực hiện với vẻ đẹp sang trọng và cổ kính vô cùng. Thông thường, vật liệu làm trần nhà thường được sử dụng trong các công trình thiết kế biệt thự, thiết kế nhà ở dân dụng hơn cả vì vẻ đẹp sang trọng, bề thế nó mang lại cho không gian phòng ốc là điều không có loại vật liệu nào có thể thay thế được.
4) TRẦN KIM LOẠI
Cấu tạo mặt trần là những tấm kim loại được liên kết với hệ thống khung xương kim loại bằng vít, đinh tán hoặc keo rồi được treo lên kết cấu trần hoặc mái của công trình. Các tấm trần kim loại hiện nay được sử dụng phổ biến. Tấm mặt trần bằng kim loại có nhiều hình thức phong phú có thể kết hợp với đèn chiếu sáng, kết hợp cùng với miệng thổi của hệ thống điều hòa, thông gió hoặc mặt loa âm thanh….
Đặc trưng của vật liệu làm trần kim loại bao gồm
- Khả năng bền theo thời gian. Thông thường, các tấm trần kim loại thường có tuổi thọ trung bình khoảng 30 năm. Vì thế, bạn có thể an tâm sử dụng vật liệu làm trần nhà này cho công trình của mình.
- Vật liệu làm trần kim loại cũng có khả năng chống ồn, chống cháy, và không bị các hiện tượng ôxy hóa theo thời gian.
- So với trần thạch cao thì trần nhà kim loại không bị ảnh hưởng bởi sự ẩm ướt, thấm dột
- Trần kim loại cũng chịu được va chạm khi bị tác động dưới lực va đập mạnh.
- Đồng thời, khả năng thi công đơn giản, không tốn kém nhiều công vận chuyển, an toàn khi sử dụng.
Ứng dụng của vật liệu làm trần nhà kim loại thường được sử dụng trong các công trình văn phòng, các công trình có diện tích mặt sàn lớn. Vừa đảm bảo độ bền, tính kinh tế và tính thẩm mỹ cho công trình khi sử dụng vật liệu làm trần nhà bằng kim loại.
Trên đây là một số vật liệu làm trần nhà phổ biến, được sử dụng thường xuyên trong các công trình nhà ở dân dụng, biệt thự nhà đẹp hiện nay. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bạn có thể đưa ra những lựa chọn phương án sử dụng vật liệu làm trần nhà hợp lý nhất đối với nhu cầu sử dụng. Hy vong nội dung bài viết đã mang đến cho Qúy khách hàng những thông tin tham khảo hữu ích nhất.
Với kinh nghiệm và năng lực đã được khẳng định, SHAC tự hào sở hữu bộ sưu tập mẫu thiết kế nội thất biệt thự kiến trúc Pháp quy mô được chủ đầu tư, đối tác và đồng nghiệp trên toàn quốc đánh giá cao. Những công trình “Độc đáo trong thiết kế – Chất lượng trong thi công” mang thương hiệu SHAC ngày càng được phủ sóng rộng rãi trên các tỉnh thành của đất nước hình chữ S như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Quảng Ninh, Quảng Bình, Bình Phước, thiết kế phòng khách cổ điển tại Hưng Yên, Bắc Giang, Hà Nam, Nghệ An, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Hải Dương, Cao Bằng, Gia Lai, Khánh Hòa, thiết kế nội thất biệt thự tại Đà Nẵng, Điện Biên, Đồng Nai, Đắc Nông, Kiên Giang, Bắc Ninh, Bình Dương, Đắc Lắc, Bình Định, nội thất phòng khách đẹp tại Hòa Bình, Trà Vinh, Lào Cai, Hà Tĩnh, Sài Gòn, Bà Rịa – Vũng Tàu, Vĩnh Phúc, Cần Thơ, Tây Ninh… Quý vị hãy liên hệ ngay với chúng tôi để sở hữu cho mình những mẫu thiết kế biệt thự đẹp cùng dịch vụ xây nhà trọn gói chất lượng. SHAC hi vọng sẽ tiếp tục nhận được sự tin tưởng hợp tác và nhiệt thành ủng hộ từ Quý đối tác, Quý khách hàng để trình làng thành công nhiều hơn nữa những mẫu nhà đẹp đẳng cấp.
Để tham khảo những mẫu thiết kế nội thất biệt thự cổ điển mang thương hiệu SHAC, quý vị cũng có thể tham khảo tại đây:
- Xem ngay những mẫu biệt thự kiểu Thái Lan hot nhất hiện nay
- Thiết kế kiến trúc nhà biệt thự hiện đại 2 tầng đẳng cấp đến từng chi tiết
- Tham khảo mẫu nhà biệt thự 3 tầng hiện đại đẹp hoàn mỹ nhất
- Những mẫu thiết kế nhà biệt thự đẹp nhất mang thương hiệu SHAC
- Gợi ý các loại mái nhà kiểu châu Âu mang đến sự sang trọng cho ngôi biệt thự của bạn
- Thiết kế nhà biệt thự 200m2 vừa rẻ vừa đẹp như thế nào?
- Lộ diện những bản thiết kế biệt thự 3 tầng mái thái hiện đại được săn lùng nhiều nhất
- Cách bố trí nội thất phòng bếp theo phong thủy chuẩn nhất cho gia chủ Việt
- Các cách trang trí phòng ngủ đẹp rẻ với nội thất hiện đại ấn tượng năm 2019
- Hướng dẫn bố trí nội thất phòng khách phong cách tân cổ điển đẹp nhất
- Xem ngay 15 mẫu nội thất phòng khách liền bếp tuyệt đẹp cho các gia đình Việt
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 318 – 319 HK3 đường World Bank, Lê Chân, Hải Phòng
- Điện thoại: 02252 222 555
- Hotline: 0906 222 555
- Email: sonha@shac.vn
Tại Quảng Ninh: Số 289 P. Giếng Đáy, TP. Hạ Long, Tỉnh. Quảng Ninh
Tại Đà Nẵng: Số 51m đường Nguyễn Chí Thanh, P. Thạch Thang. Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Tại Sài Gòn: Số 45 Đường 17 khu B, An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
Xưởng nội thất: Số 45 Thống Trực, Nam Sơn. Kiến An, TP. Hải Phòng
Leave a Reply